Kiến Thức

Phân phối lại tài sản toàn cầu

Phân phối lại tài sản toàn cầu

Bạn chỉ còn chưa đầy 6 tháng để chuẩn bị cho những gì sắp tới. Tình huống tệ nhất đã qua. Và giờ đây, thị trường chứng khoán Mỹ đang bước vào một giai đoạn “gặp thần diệt thần, gặp Phật diệt Phật”.

Tất cả những tin xấu gần như không còn tác dụng. Không gì có thể ngăn cản đợt phục hồi mạnh mẽ và sự bùng nổ sắp xảy ra. Nếu lần này bạn vẫn không đưa tiền vào để bắt đáy thị trường, thì 10 năm tới, bạn sẽ phải chấp nhận một sự phân hoá tài sản khốc liệt. Cơ hội để bạn vươn lên tầng lớp cao hơn sẽ tuột khỏi tầm tay, và cho dù bạn có cố gắng đến đâu, tài sản cũng không thay đổi là bao.

Nghe có vẻ nghiệt ngã? Nhưng đó là sự thật.

Xin chào quý vị, Doanh Nhân Thành Công chào đón bạn quay trở lại. Hãy cùng nhìn lại:

Phân phối lại tài sản toàn cầu
Phân phối lại tài sản toàn cầu


Khi cả thế giới đồng loạt tuyên bố kinh tế Mỹ đang suy thoái, khi thị trường chứng khoán Mỹ lao dốc liên tục hơn 10 ngày, thì lúc ấy, Fed mới chính thức lên tiếng. Nhưng điều bất ngờ là, thay vì giảm lãi suất để hỗ trợ nền kinh tế, Fed lại đưa ra một cảnh báo cứng rắn rằng lạm phát có thể còn tồi tệ hơn nữa.

Điều đó có nghĩa là gì?
Nếu bạn đang kinh doanh tại Mỹ – chi phí sẽ tăng.
Nếu bạn đang sống tại Mỹ – giá cả leo thang.
Trong khi đó, GDP không còn tăng trưởng như trước, người dân tiêu xài ít hơn, đầu tư ít hơn. Tiền khó kiếm hơn, nhưng giá cả vẫn tăng từng ngày.

Đây chính là một nghịch lý kinh tế.

Và khi bức tranh đầy rủi ro ấy hiện ra trước mắt, ai cũng sẽ nghĩ rằng thị trường sẽ tiếp tục lao dốc. Đặt cược vào chiều giảm là điều “rõ như ban ngày”, đúng không?

Nhưng rồi chuyện gì xảy ra?

Ngay khi thị trường mở cửa – chứng khoán Mỹ bật tăng mạnh mẽ.
Mọi người đổ xô mua vào, không cần biết giá, mua bao nhiêu cũng được.

Tại sao lại như vậy?

Trong khi phần lớn mọi người chỉ dán mắt vào những tiêu đề báo chí, ít ai nhận ra rằng:

  • Chứng khoán Indonesia đã sụp đổ,

  • Thị trường Thổ Nhĩ Kỳ rơi vào khủng hoảng sâu sắc,
    Tất cả đều là những chiếc bẫy đã được đặt từ nhiều năm trước, và giờ đây, chúng lần lượt phát nổ.

Ai là người đặt bẫy?
Các nhà tư bản Mỹ.
Họ đã thu gom tài sản từ Nhật Bản, Hàn Quốc, châu Âu, sau mỗi lần Fed tăng lãi suất.

Giờ đây, những thị trường ấy đang dần phục hồi – điều đó có nghĩa là giai đoạn bắt đáy đã kết thúc.
Và sắp tới, những tài sản đang nằm ở đáy sẽ bùng nổ tăng trưởng, còn những tài sản đã tăng quá nóng sẽ rơi nhanh như tên bắn.

Tín hiệu đã rõ ràng:
Xu hướng đầu tư sinh lời lớn nhất năm 2025 đã xuất hiện.

Nhưng khoan, điều đó có ý nghĩa gì với bạn?

Trong đầu tư – bạn kiếm tiền khi mua, chứ không phải khi bán.
Bạn thắng hay thua, không chỉ vì một cú click chuột, mà là do cả quá trình chuẩn bị trước đó.

Hãy nghĩ đến một cuộc đua.
Người chiến thắng không phải là người chạy nhanh trong vài giây cuối cùng, mà là người chuẩn bị kỹ càng từ trước khi bước vào vạch xuất phát.

Tần Thủy Hoàng không đánh bại lục quốc chỉ vì vài trận đánh.
Bạch Khởi không trở thành chiến thần vì một lần cầm kiếm ra trận.

Thành công không đến từ hành động nhất thời, mà từ chiến lược lâu dài và sự chuẩn bị thầm lặng.

Bạn có đang chuẩn bị không?
Bạn có sẵn sàng để đặt cược đúng thời điểm, hay sẽ tiếp tục đứng ngoài, nhìn cánh cửa cơ hội khép lại?

Nói cho bạn biết, mọi thắng bại trong cuộc sống đều đến từ tính toán.
Từ chiến lược. Từ sự chuẩn bị.

Thi đại học là vậy.
Theo đuổi tình yêu là vậy.
Và đầu tư kiếm tiền – lại càng như vậy.

Nếu bạn chỉ ngồi đó và đợi đến lúc bán tài sản mới biết mình lời hay lỗ, thì bạn không phải đang đầu tư, mà là đang đánh bạc.
Nếu lợi nhuận của bạn phụ thuộc vào việc cầu nguyện, hoặc tin rằng mình sẽ được “trời độ”, thì thật tiếc – bạn chỉ đang chơi trò đỏ đen.

Còn với những doanh nhân và nhà đầu tư thực thụ – họ không làm vậy.
Họ luôn “tiên thắng nhi hậu cầu chiến” – tức là chỉ bước vào cuộc chơi khi đã nắm chắc phần thắng.

Tốt nhất, là không bỏ ra một đồng mà vẫn kiếm được tiền.
Tốt hơn nữa, là có người khác thay ta kiếm tiền, thậm chí tự nguyện mang tiền đến cho ta.
Còn nếu nhận thấy cơ hội không chắc thắng – thì sao?
Không đánh. Bỏ chạy. Ngay lập tức.

Vì vậy, nếu bạn không biết rằng kế hoạch của các nhà tư bản đã bước vào giai đoạn thu hoạch, thì bất kể bạn đang:

  • Mua cổ phiếu Mỹ,

  • Bán khống thị trường,

  • Hay đầu tư vào trái phiếu,

Bạn đều sẽ thua.

Tôi đã từng chia sẻ điều này trong video trước. Và tôi nhắc lại:
Nếu bạn không muốn trở thành nạn nhân trong đợt “thu hoạch” lần này, mà còn mong muốn bứt phá lên tầng lớp cao hơn, thì hãy bấm theo dõi kênh của tôi.
Tôi sẽ tiếp tục cung cấp cho bạn những thông tin giá trị và đúng thời điểm nhất.

Nếu sợ nghe xong rồi quên, sợ lãng phí thời gian, thì đơn giản thôi – nhấn thích video.
Video sẽ tự lưu lại vào danh sách phát của bạn. Bạn có thể xem lại bất cứ lúc nào, và quan trọng nhất: Thực hiện đúng kế hoạch.

Giờ thì nghe cho kỹ:
Những gì cần sụp đổ trên toàn thế giới – đã sụp đổ.
Các nhà tư bản Mỹ – cũng gần như đã mua xong tất cả những gì họ cần mua.

Điều đó có nghĩa là gì?
Đợt “xén lông cừu” đã kết thúc.
Và giai đoạn tiếp theo chính là…
Giúp bầy cừu mọc lại lông nhanh hơn.

Bạn hiểu ý tôi rồi chứ?

Trước đây, khi tôi phân tích về kế hoạch này, nhiều người không tin. Tôi hiểu.
Nhưng bây giờ, mọi thứ đều đang xảy ra y như dự đoán.
Lịch sử đã như thế. Hiện tại cũng đang lặp lại, không sai một nhịp.

Nếu bạn đã bỏ lỡ cơ hội ở hiệp 1,
Liệu bạn sẽ tiếp tục bỏ lỡ hiệp 2?

Hãy trả lời câu hỏi này một cách nghiêm túc:
Mục đích của FED và các nhà tư bản khi tăng lãi suất là gì?

Giả sử hôm nay, bạn là một người châu Âu, có trong tay 100 triệu euro.
Ngân hàng ở châu Âu trả lãi suất 1% mỗi năm.
Bạn gửi tiền vào ngân hàng – ngồi không cũng có 1 triệu euro.

Nhưng FED tăng lãi suất lên 5%.
Bạn chỉ cần đổi euro sang đô la, rồi gửi vào ngân hàng Mỹ –
Không làm gì cả – bạn có ngay 5 triệu đô.

Lợi nhuận từ việc “nằm không” đã tăng gấp 5 lần.
Vậy bạn sẽ làm gì?

Dĩ nhiên: Bán euro. Đổi sang đô la. Gửi vào ngân hàng Mỹ.

Kết quả là gì?

  • Đô la ngày càng mạnh lên

  • Các đồng tiền khác liên tục mất giá

Và khi cả thế giới đổ tiền vào Mỹ, thì các nhà tư bản Mỹ sẽ làm gì?
Họ sẽ dùng số đô la đã tăng giá đó – để mua lại những tài sản đang mất giá trên toàn cầu.

Chính vì vậy, trong năm qua, đồng Yên Nhật, đồng Won Hàn Quốc, đồng euro – và hàng loạt đồng tiền châu Á, châu Âu – đều sụt giá mạnh.

Ví dụ đơn giản thôi:
Trước đây, để mua một tài sản ở châu Âu, tôi cần chi ra 1 triệu đô la Mỹ.
Nhưng khi đồng euro mất giá, tôi chỉ cần 700.000 đô la là đã mua được cùng một tài sản tương đương.

Một khoản đầu tư “sale off” giảm tới 30%.
Còn gì tuyệt hơn?

Năm ngoái, rất nhiều công ty ở châu Á và châu Âu đã lần lượt rơi vào tay các nhà tư bản Mỹ.
Chủ doanh nghiệp và cổ đông gốc dần dần bị thay thế bởi những ông chủ đến từ bên kia đại dương.

Nói cách khác, dù người châu Á hay châu Âu có chăm chỉ đến đâu, làm việc giỏi đến mấy, thì rốt cuộc, tiền vẫn chảy về túi của các nhà tư bản Mỹ.

Vậy nếu đất nước bạn không có nền kinh tế phát triển, không có công ty lớn để bị thâu tóm thì sao?
Không sao cả.
Bạn vẫn còn tài nguyên thiên nhiên.

Hãy nhìn vào Thổ Nhĩ Kỳ – một quốc gia giàu tài nguyên: dầu mỏ, khí đốt, các tuyến đường ống dẫn nhiên liệu…


Ngày xưa, để chiếm lấy tài nguyên của một nước, bạn phải phát động chiến tranh.
Thắng – thì tất cả là của bạn.
Nhưng đổi lại là xương máu, tổn thất, và cả tiếng xấu “xâm lược”.

Ngày nay, thời đại văn minh hơn một chút.
Bạn không cần gây chiến, không cần đổ máu.
Bạn chỉ cần… cho vay tiền.

Ví dụ: Khi Thổ Nhĩ Kỳ thiếu tiền, tôi – “người tốt bụng” – sẵn sàng chìa tay ra giúp.
Nhưng để chắc chắn rằng họ có thể trả nợ, tôi yêu cầu thế chấp một vài tài sản quốc gia quan trọng.

Và nếu không trả được? Không sao cả. Những tài sản đó sẽ trở thành của tôi.

Chưa hết – tôi còn cho vay với lãi suất thấp, để họ cảm thấy “an toàn”.
Đến hạn, nếu chưa trả nổi, họ có thể vay tiếp để trả nợ cũ – tưởng như được giúp, nhưng thật ra là mắc bẫy.

Năm 2003, Thổ Nhĩ Kỳ vẫn còn nợ hơn 23 tỷ đô chưa trả hết, nhưng vẫn tiếp tục vay thêm hơn 16 tỷ đô.

Và để vay tiếp, họ phải dùng các ngành quan trọng nhất làm tài sản thế chấp:
Năng lượng, giao thông, ngân hàng…
Hạt giống của kế hoạch chiếm hữu này được gieo từ ngày đó, và nó lớn dần theo thời gian.


Cho đến năm ngoái – khi FED tăng lãi suất – điều gì xảy ra?

Lãi suất các khoản nợ ngắn hạn của Thổ Nhĩ Kỳ tăng gấp đôi.
Mà nợ ngắn hạn có nghĩa là chỉ trong vài tháng đến một năm là đến hạn phải thanh toán.
Không trả được?
Phải dùng tài nguyên thế nợ.

Và thế là, dầu mỏ, khí đốt… rơi vào tay giới tài phiệt phương Tây.

Giá khí đốt mà người dân Thổ Nhĩ Kỳ phải trả?
Không còn do chính phủ họ quyết định – mà là do các ông trùm tư bản định đoạt.

Không chỉ vậy:
Các mỏ đất hiếm, khoáng sản, và cả hệ thống ngân hàng Thổ Nhĩ Kỳ cũng lần lượt bị bán lại với giá rẻ như cho –
vào tay giới đầu tư Mỹ.


Tình trạng này không chỉ xảy ra ở Thổ Nhĩ Kỳ.
Indonesia và Nhật Bản cũng không tránh khỏi.

Indonesia là quốc gia có trữ lượng Niken lớn nhất thế giới – mà bạn biết đấy, Niken là nguyên liệu quan trọng để sản xuất pin.
Khi FED tăng lãi suất, đồng Rupiah mất giá nhanh chóng.

Ngay lập tức, các nhà tư bản Mỹ dùng đô la đang tăng giá, đổ tiền vào mua lại các mỏ Niken của Indonesia.
Kết quả là gì?

Nguồn cung Niken cho pin Tesla trong tương lai – đã được đảm bảo, từ bây giờ.


Câu chuyện đến đây, bạn có thấy điều gì quen không?
Tất cả đều là tính toán. Là chiến lược. Là sự chuẩn bị từ nhiều năm trước.
Không có gì là ngẫu nhiên cả.

Và câu hỏi quan trọng là:
Bạn đang ở phe nào trong cuộc chơi này?
Bạn đang là người chủ động hay người bị dẫn dắt?

Vậy tại sao các nhà tư bản Mỹ lại có nhiều tiền đến thế, đủ để đi thu mua tài sản toàn cầu?

Bởi vì năm ngoái, thị trường chứng khoán Mỹ đã tăng vọt.

Trong khi đó, các đồng tiền trên thế giới thì mất giá, kinh tế toàn cầu suy yếu, giá trị tài sản của người dân liên tục tụt dốc. Nhưng nghịch lý ở chỗ – chi phí sinh hoạt lại ngày càng đắt đỏ hơn.

Đặc biệt là sau khi chiến tranh ở châu Âu nổ ra, nguồn cung năng lượng tại khu vực này bị gián đoạn nặng nề.
Và thế là, dòng vốn toàn cầu bắt đầu rời bỏ quê nhà, tìm nơi trú ẩn an toàn nhất – nước Mỹ.


Đằng sau tất cả những điều đó là một vở kịch được chính phủ Mỹ và giới tài phiệt giàn dựng từ trước.

Bạn có thể thấy rõ:
Từ năm 2020, nợ công của chính phủ Mỹ đã tăng chóng mặt, từ hơn 20.000 tỷ đô lên hơn 36.000 tỷ đô la.
Cùng lúc đó, kho bạc Mỹ ngày càng cạn kiệt.

Vậy tiền đó đã đi đâu?
Tại sao đến khi FED tăng lãi suất, các nhà tài phiệt Mỹ lại có đủ lực để đi thâu tóm tài sản khắp thế giới?


Câu trả lời:
Tiền không chỉ được gửi vào ngân hàng Mỹ để hưởng lãi suất cao, mà còn đổ vào thị trường chứng khoán Mỹ.

Bởi vì nhìn trên bề nổi, nước Mỹ có vẻ vẫn là nền kinh tế mạnh nhất thế giới,
Và hơn hết, các công ty Mỹ trông như đang làm ăn cực kỳ có lời.

Nhưng câu hỏi đặt ra là:
Tại sao sau đại dịch, khi mọi người phải làm việc ở nhà, các công ty Mỹ lại càng giàu hơn?

Câu trả lời rất rõ ràng:
Chính phủ Mỹ đã rót vô số gói trợ cấp vào túi họ.


Vào năm 2020, FED bắt đầu bơm tiền vào thị trường bằng cách mở rộng bảng cân đối kế toán.
Lãi suất gần như bằng 0, và các công ty Mỹ tha hồ vay tiền giá rẻ.

Họ vay được cả núi tiền.
Và họ dùng số tiền đó để làm gì?

Thứ nhất, họ mua lại chính cổ phiếu của mình.
Giá cổ phiếu tăng vọt. Không cần giải thích, ai cũng hiểu cơ chế này.

Thứ hai, họ bắt tay nhau “làm đẹp” báo cáo tài chính.
Chính phủ phát tiền → doanh nghiệp A mua hàng của doanh nghiệp B → doanh nghiệp B lại đặt hàng doanh nghiệp C → cứ thế tạo thành một vòng tuần hoàn.

Tất cả đều có doanh thu. Tất cả đều có lợi nhuận. Tất cả đều có lý do để cổ phiếu tăng giá.

Sau đó, các công ty nộp thuế lại cho chính phủ.
Và thế là, tiền quay vòng trở lại nơi xuất phát, nhưng với một thị trường chứng khoán rực sáng, thu hút vốn đầu tư khắp thế giới.


Khi các công ty Mỹ giàu lên, họ trả nợ cho chính phủ.
Chính phủ Mỹ vừa có tiền trả nợ, vừa giúp các nhà tài phiệt vẽ nên bức tranh màu hồng để gom dòng vốn quốc tế.

Giới tài phiệt Mỹ, với hàng tỷ đô la trong tay, bắt đầu gom mua những tài sản bị bán tháo – ở Nhật Bản, châu Á, châu Âu…
Giá rẻ, tài sản tốt, lợi nhuận khổng lồ.


Nhiều người vẫn tin rằng:
Khi lãi suất tăng, vay tiền sẽ khó hơn, đầu tư sẽ chững lại, kinh tế sẽ suy thoái, chứng khoán sẽ lao dốc.

Nhưng thực tế thì sao?

Ngược lại hoàn toàn.
Lãi suất tăng khiến toàn bộ dòng tiền trên thế giới đổ vào chứng khoán Mỹ, giúp giới đầu tư kiếm bộn tiền.
Chứng khoán Mỹ bùng nổ mạnh mẽ.


Warren Buffett và những nhà đầu tư lớn là người hưởng lợi nhiều nhất.

Họ bán cổ phiếu ở đỉnh, thu về lượng tiền mặt khổng lồ.
Rồi gửi tiền vào trái phiếu chính phủ Mỹ để hưởng lãi suất cao.
Cùng lúc đó, họ âm thầm mua lại các tài sản ở những quốc gia đang khủng hoảng.

Nếu bạn chỉ dựa vào lý thuyết kinh tế –
Thấy lãi suất tăng → vội vã bán cổ phiếu → thì bạn đã bỏ lỡ đợt tăng giá điên rồ của thị trường Mỹ trong năm qua.


Ngay cả những công ty báo lỗ, hoặc có lợi nhuận rất thấp, nhưng cổ phiếu của họ vẫn tăng vù vù.
Tại sao?

Bởi vì trong thị trường này –
Lý trí không còn là người điều khiển cuộc chơi.

Giá cổ phiếu – tưởng là do tiềm năng doanh nghiệp quyết định, nhưng thực tế không phải vậy.

Giá cổ phiếu không phụ thuộc vào việc một công ty có tốt hay không, có tiềm năng hay không.
Nó phụ thuộc vào một điều duy nhất: ai đang nắm nhiều tiền hơn – bên mua hay bên bán.

Nếu bên bán có nhiều tiền hơn –
Dù cổ phiếu có tốt đến đâu, nó cũng sẽ bị kéo xuống giá.

Ngược lại, nếu bên mua là người có tiền –
Dù cổ phiếu tệ đến đâu, nó cũng sẽ được đẩy lên trời.

Nói cách khác, thị trường chứng khoán vận hành theo dòng tiền của “tay to”, không phải theo lý thuyết kinh tế hay báo cáo tài chính.
Và đó là lý do tại sao, để đầu tư khôn ngoan, chúng ta không nên chỉ chăm chăm đọc báo cáo.
Điều quan trọng nhất là phải đi theo dòng tiền của giới đầu tư lớn.


Bây giờ, đến phần quan trọng nhất.

Tại thời điểm này, những nhà tư bản thực sự như Warren Buffett đã bán sạch cổ phiếu khi giá ở đỉnh.
Điều đó có nghĩa là: ai đang giữ cổ phiếu Mỹ lúc này?
Chính là dòng vốn từ khắp nơi trên thế giới.

Bước đầu tiên của kế hoạch đã hoàn thành:

  • FED tăng lãi suất

  • Hút tiền từ toàn cầu

  • Mua tài sản giá rẻ từ các thị trường đang gặp khó khăn


Theo lẽ thường, bước tiếp theo sẽ là cắt giảm lãi suất.
Giảm chi phí vay vốn, bơm tiền trở lại thị trường.
Khi đó, dòng tiền từ Mỹ sẽ chảy ngược lại châu Á và châu Âu, làm giá tài sản tăng vọt.

Những tài sản mà giới tư bản đã lặng lẽ gom mua từ trước – sẽ bắt đầu tăng giá mạnh mẽ.
Một cú đánh đẹp, vừa rút tiền từ thế giới, vừa ăn trọn cú hồi phục.

Nhưng… mọi chuyện không đơn giản như vậy.


Vấn đề là tổng thống Mỹ đã thay đổi.
Bước thứ hai – cắt lãi suất, nới lỏng tiền tệ – có được thực hiện hay không, vẫn còn phải đàm phán lại.

Trong khi đó, kho bạc Mỹ đang cạn kiệt.
Vài tháng tới, nguy cơ chính phủ Mỹ tạm thời đóng cửa là hoàn toàn có thật.


Vậy họ sẽ làm gì?

Nếu bạn đã theo dõi tôi từ những video trước, bạn sẽ nhớ rằng:
Chính phủ Mỹ cần tạo ra một cuộc suy thoái.

Mục đích là gì?
Khi chứng khoán Mỹ sụp đổ, tiền sẽ không còn đổ vào cổ phiếu nữa.
Mà sẽ chảy vào trái phiếu chính phủ Mỹ, nơi đang có lãi suất cao nhất trong nhiều năm trở lại đây.

Đó là cách để chính phủ Mỹ hút lại dòng tiền từ khắp thế giới – mà không cần in thêm tiền.


Nhưng có một chuyện đang xảy ra ngược lại hoàn toàn với kế hoạch đó.

Theo các báo cáo từ các ngân hàng lớn của Mỹ:
Dòng tiền không đổ vào trái phiếu Mỹ như chính phủ mong muốn.
Mà lại chảy ngược về châu Âu và Anh.

Chỉ số Dollar Index đã giảm mạnh từ đầu năm tới nay –
Điều đó có nghĩa là:
Đồng đô la đang bị bán ra, và euro cùng yên Nhật đang được mua vào.


Tại sao lại như vậy?

giới đầu tư toàn cầu đang nghi ngờ kế hoạch của chính phủ Mỹ.
Dù họ liên tục khẳng định rằng:

“Lãi suất trái phiếu Mỹ đang ở mức cao nhất rồi, bây giờ không mua thì sau này không còn cơ hội!”

Nhưng rõ ràng, dòng tiền vẫn đang rút ra.


Vậy còn giới tư bản Mỹ thì sao?

Họ cũng muốn có một cuộc suy thoái.
Nhưng mục tiêu khác hoàn toàn với chính phủ.

Họ muốn thị trường sụp đổ – để mua lại cổ phiếu ở đáy.
Nhưng không muốn tiền đổ vào trái phiếu chính phủ, bởi vì:

Nếu chính phủ có tiền, họ sẽ có quyền lực.
Mà quyền lực của chính phủ lại là thứ mà giới tư bản không muốn.


Từ góc nhìn lợi ích, cuộc chơi đang rất rõ ràng:

  • Nếu thị trường sụp đổ,

  • Giới tư bản sẽ ép giá cổ phiếu về đáy

  • Rồi gây áp lực buộc Cục Dự trữ Liên bang (FED) nới lỏng chính sách tiền tệ

Tức là quay trở lại kịch bản cũ:
Bơm tiền – cổ phiếu tăng – giới tư bản lại thắng lớn.


Tóm lại, thị trường chứng khoán hiện nay không đơn giản là nơi bạn mua bán cổ phiếu dựa trên báo cáo tài chính.
Mà là một sân khấu chính trị và quyền lực.

Người nào hiểu được dòng tiền đến từ đâu, và sẽ đi về đâu,
Người đó mới thực sự là người chơi đúng cuộc chơi.

Khi bảng cân đối kế toán được mở rộng và dòng tiền được bơm ồ ạt vào nền kinh tế, một cánh cửa mới lại mở ra cho giới tư bản Mỹ.

Họ có thể vay số tiền vừa được in mới, với lãi suất gần như bằng 0, rồi lặng lẽ mua lại những cổ phiếu mà trước đó chính họ đã bán ra ở mức giá cao.

Kết quả? Họ tiếp tục kiểm soát thị trường chứng khoán Mỹ một cách âm thầm nhưng vô cùng hiệu quả.


Nhưng điều thú vị nằm ở chỗ này:
Khi dòng tiền bắt đầu chảy ra khỏi thị trường chứng khoán, thì giới tư bản Mỹ không hề lo lắng.
Vì họ đã điều hướng dòng tiền ấy sang châu Âu, Nhật Bản, hoặc những quốc gia mà họ từng âm thầm mua vào tài sản giá rẻ.

Cứ như vậy, vòng lặp kiểm soát được lặp lại:
Từ Mỹ → Bán cổ phiếu giá cao
→ Dòng tiền chảy sang nước khác → Mua tài sản giá rẻ
→ Tài sản tăng giá → Họ lại là người nắm quyền.


Vậy nên, dù là chính phủ Mỹ hay giới tư bản Mỹ, nếu thị trường chứng khoán sụp đổ, họ đều có lợi.
Chỉ có điểm khác biệt duy nhất:

  • Chính phủ Mỹ muốn hút tiền về trái phiếu để tài trợ ngân sách.

  • Còn giới tư bản muốn đổ tiền vào tài sản ở châu Âu, Nhật Bản và các nơi khác – nơi mà họ đã chuẩn bị từ trước.


Tại sao lại có sự khác biệt này? Đây mới là điều đáng chú ý.

Nhiều người nghĩ rằng giới tư bản Mỹ là thuần Mỹ. Nhưng sự thật là:
Phần lớn những nhà tài phiệt quyền lực nhất của Mỹ có nguồn gốc từ châu Âu.

Trước khi nước Mỹ vươn lên thành siêu cường, ai là bá chủ thế giới?
Chính là Anh quốc và lục địa già châu Âu.


Từ rất lâu trước đây, ở châu Âu đã hình thành một tầng lớp quý tộc – tài phiệt – nắm giữ khối tài sản khổng lồ.
Chúng ta có thể gọi họ là một dạng “Liên minh tài chính châu Âu”.

Khi Mỹ vươn mình, những dòng họ này chỉ đơn giản là dịch chuyển, cắm rễ ở Mỹ.
Họ chưa bao giờ rời khỏi châu Âu, họ chỉ thay đổi điểm đặt văn phòng.

Đối với giới tư bản, khái niệm “biên giới quốc gia” không tồn tại.
Không có chuyện “tôi sinh ở đâu thì tài sản, dòng họ tôi phải ở đó mãi mãi”.
Chỉ có một quy luật duy nhất chi phối họ: Tối đa hóa lợi ích.


Và đó là lý do tại sao, những tập đoàn tài chính châu Âu ký sinh tại Mỹ, lại rất ủng hộ chính quyền tiền nhiệm của Mỹ.
Vì khi ấy, Mỹ theo đuổi chính sách toàn cầu hóa.

Hiểu một cách đơn giản:

  • Mỹ in tiền

  • Tiêu xài khắp thế giới

  • Thế giới nhận đô la, phát triển

  • Tài sản ở các nước tăng giá → giới tư bản hưởng lợi

Đó là chu kỳ “in tiền – tiêu xài – sinh lời” hoàn hảo.


Nhưng chính quyền hiện tại của Mỹ lại đi theo con đường hoàn toàn ngược lại.
Chủ nghĩa biệt lập, xung đột thương mại, áp đặt thuế quan.
Bắt buộc các nước phải chuyển nhà máy, công nghệ, nhân tài trở lại Mỹ.

Điều đó có nghĩa là gì?

Trước đây, thế giới làm việc, còn Mỹ chỉ việc… in tiền.

Còn bây giờ, chính phủ mới muốn Mỹ tự làm – tự sản xuất – tự tiêu dùng.

Nói một cách thẳng thắn:

Mỹ từng bị giới tư bản quốc tế hút máu.
Giờ đây, chính quyền hiện tại muốn cắt đứt ống truyền máu đó.


Câu hỏi đặt ra:
Vậy tại sao Warren Buffett lại không đầu tư mạnh vào tài sản châu Âu, giống như những tập đoàn tài chính kia?

Bởi vì Buffett là một nhà tư bản thuần Mỹ.
Còn châu Âu đã bị các nhóm tài phiệt châu Âu chia phần từ rất lâu rồi.
Tiếng nói của Buffett ở đó… không có trọng lượng.


Và cũng vì thế, Buffett không chọn châu Âu, mà chọn Nhật Bản – một thị trường lớn nhưng chưa bị thâu tóm quá nhiều.
Ông tăng cường đầu tư vào đồng yên và chứng khoán Nhật.
Đó là “miếng đất mới” còn dư địa – nơi Buffett có thể tạo ảnh hưởng và sinh lời mà không phải chia quyền lực.


Kết lại:
Thế giới tài chính không chỉ là những con số.
Nó là cuộc chơi quyền lực – giữa các chính phủ, giới tài phiệt, và những tay to thao túng dòng tiền toàn cầu.

Ai hiểu được bản chất dòng tiền,
Ai nắm bắt được thời điểm chuyển dịch,
Người đó mới là người đứng trên sóng, chứ không bị sóng cuốn trôi.

Vì sao Warren Buffett không đầu tư vào vàng?

Câu trả lời rất đơn giản: vàng là tài sản thay thế cho đồng đô la – một loại tài sản mà các chính phủ trên thế giới nắm giữ để đối trọng với đồng tiền Mỹ.
Nếu Buffett rót tiền vào vàng, điều đó chẳng khác gì ông đang tự phá giá chính đồng đô la mà nước Mỹ đang dùng để điều phối cả nền kinh tế toàn cầu. Và điều đó, với một nhà tư bản thuần Mỹ như ông, là không thể xảy ra.


Nhưng Nhật Bản thì lại là một câu chuyện hoàn toàn khác.

Trước đây, rất nhiều nhà đầu tư trên thế giới vay tiền tại Nhật với lãi suất cực thấp để mang sang Mỹ đầu tư.
Một khi kinh tế Mỹ rơi vào suy thoái, dòng tiền tất yếu sẽ chảy ngược trở lại Nhật Bản.

Và Buffett đã sớm nhận ra điều này.
Ông không chỉ đầu tư vào thị trường Nhật, mà còn vay tiền ngay tại Nhật để mua vào tài sản giá rẻ, vào đúng thời điểm bị bán tháo.

Kết quả?
Buffett nhanh chóng trở thành một trong năm nhà đầu tư lớn nhất Nhật Bản.
Nói cách khác, tiền mà người Nhật đang làm ra, cũng đang chảy vào túi của ông ấy.


Tất cả những điều này, chúng ta đã từng đề cập trong những video trước.

Và bài học then chốt rút ra là:
Khi đầu tư, điều quan trọng nhất không phải là cổ phiếu nào tốt, ngành nào tăng trưởng, mà là dòng tiền lớn đang chảy về đâu.

Chúng ta cần tìm những cơ hội có xác suất thắng cao nhất, và cơ hội ấy chỉ xuất hiện khi ta biết đi trước dòng tiền lớn.


Dù là chính phủ Mỹ hay giới tư bản, họ đều hưởng lợi khi thị trường chứng khoán Mỹ sụp đổ.

Nhưng bạn có để ý không?

  • Các quỹ của Buffett,

  • Các tập đoàn tài phiệt châu Âu,

Không ai trong số họ rót tiền vào chứng khoán Mỹ lúc này.
Họ cũng không đụng đến trái phiếu dài hạn của chính phủ Mỹ.

Vậy tiền của họ đang đi đâu?
Vào tài sản tại châu Âu, Nhật Bản – nơi họ đã chuẩn bị sẵn, và đang từng bước gia tăng kiểm soát.


Vậy tại sao lần này chứng khoán Mỹ lại bật tăng mạnh?

Nếu bạn nhìn vào thị trường những ngày qua, sẽ thấy ngay trước thời điểm bật tăng, có một đợt tái cân bằng hợp đồng phái sinh – điều này khiến khối lượng giao dịch tăng đột biến, nhưng không phản ánh giá trị thực tế.

Quan trọng hơn, ngay trong ngày thị trường tăng mạnh, khối lượng giao dịch thực sự lại không cao.

Điều đó cho thấy:
Có người mua vào ồ ạt, nhưng số lượng nhà đầu tư thật sự tham gia là rất ít.
Không phải dòng tiền lớn – mà chỉ là hiệu ứng từ đám đông.


Một khảo sát mới đây từ Morgan Stanley cho thấy:
Chỉ trong một tuần, nhà đầu tư cá nhân đã rót hơn 12 tỷ đô vào chứng khoán Mỹ.
Không chỉ người Mỹ, nhà đầu tư cá nhân Trung Quốc cũng đổ xô mua các quỹ ETF theo dõi chỉ số Mỹ, như quỹ ETF S&P 500 của Cathay Securities, đến mức giá tăng kịch trần và bị tạm ngừng giao dịch.


Nhưng đây là vấn đề:

Khi chỉ có nhà đầu tư nhỏ lẻ đổ tiền vào, còn dòng tiền lớn thì đứng ngoài, thì dù bạn mua lên hay bán khống, xác suất thua lỗ vẫn rất cao.

Vì sao?

Vì nếu thị trường chỉ phục hồi ngắn hạn nhờ lực mua từ nhỏ lẻ, biên độ lợi nhuận sẽ rất hạn chế.
Bạn có thể kiếm chút lời, nhưng nếu không thoát kịp, khi thị trường quay đầu giảm, bạn sẽ mắc kẹt ở vùng giá cao.


Bán khống cũng không phải lựa chọn an toàn.
Vì sao?

Vì nếu vào lệnh quá sớm, trong khi thị trường chưa thực sự sụp đổ, chỉ một đợt hồi nhẹ thôi cũng đủ khiến bạn phải cắt lỗ.

Nếu dùng đòn bẩy tài chính, rủi ro bị cháy tài khoản là hoàn toàn có thể xảy ra.


Nói cách khác:

Bán khống khó hơn nhiều so với việc mua vào.

Chỉ khi nào chúng ta chắc chắn thị trường Mỹ bước vào xu hướng giảm dài hạn, và được xác nhận rõ ràng, thì mới nên nghĩ đến chiến lược bán khống.


Còn hiện tại?

Thị trường vẫn còn nhiều giằng co, kinh tế Mỹ vẫn còn biến động.
Dòng tiền lớn vẫn chưa vào.
Còn chúng ta – những nhà đầu tư nhỏ – chỉ nên đứng ngoài quan sát hoặc tìm kiếm những cơ hội an toàn hơn ở những thị trường khác.

Bởi vì trong đầu tư, không thắng lớn thì ít nhất cũng phải giữ được vốn.
Và giữ được vị trí để sẵn sàng ra tay khi dòng tiền lớn bắt đầu dịch chuyển – đó mới là đòn đánh quan trọng nhất!

Câu chuyện chưa kết thúc – và bạn vẫn còn thời gian.

Ngay cả khi thị trường chứng khoán Mỹ thật sự sụp đổ, tôi cũng không nói là bạn phải lập tức hành động. Tôi chỉ nói rằng: hãy cân nhắc.
Vì bên cạnh chứng khoán, chúng ta còn có thể chọn đầu tư vào những tài sản khác – chẳng hạn như vàng, thứ tài sản mang tính phòng thủ và có khả năng chống lại lạm phát hay khủng hoảng tiền tệ.

Riêng cá nhân tôi, từ nửa cuối năm ngoái đã bắt đầu chuyển đổi một phần lớn đô la sang đồng yên Nhật.
Tôi thường xuyên đến Nhật Bản và nhận thấy rủi ro mất giá của đồng đô la ngày càng lớn.
Thay vì giữ nguyên trạng, tôi chủ động điều chỉnh.

Nếu phải bán khống, tôi cũng sẽ chọn những cổ phiếu yếu, những mã đã tụt hậu so với nhóm Blue Chip, bởi vì khi thị trường điều chỉnh, những mã yếu sẽ sụp trước.


Nhưng bạn biết điều quan trọng nhất là gì không?

Ngay cả khi bạn chưa đầu tư gì trong nửa đầu chu kỳ này – cũng không sao cả.
Nếu bạn biết cách giữ tiền mặt bằng các loại tiền tệ phòng thủ, thì khi đồng đô la giảm giá, chúng sẽ tăng và bảo toàn giá trị tài sản cho bạn.

Chiến thắng không chỉ nằm ở việc kiếm lời, mà còn ở chỗ biết cách tránh tổn thất.


Và hãy nhớ mục tiêu cuối cùng của chúng ta:
Chờ thời điểm FED mở rộng bảng cân đối kế toán và in tiền trở lại.

Trước thời điểm đó, nếu thị trường chứng khoán Mỹ thật sự sụp đổ, thì đây có thể sẽ là cơ hội bắt đáy lớn nhất trong cả cuộc đời chúng ta.

Nhiều người nói: “Anh đã cảnh báo chứng khoán Mỹ sẽ sập nhiều lần rồi, nhưng đến giờ nó chỉ giảm mạnh, chưa thật sự ‘gãy’.”
Vậy bao giờ nó mới xảy ra?

Tôi không biết. Tôi không có quả cầu pha lê, cũng không sở hữu siêu năng lực để nói với bạn ngày chính xác.
Và tôi không tin bất kỳ ai nói rằng họ biết trước thời điểm sụp đổ.


Nhưng tôi là nhà đầu tư.
Là doanh nhân.

Và điều chúng tôi làm không phải là dự đoán, mà là đặt cược vào những kịch bản có xác suất xảy ra cao.
Nếu kịch bản đó xảy ra – chúng ta phải là người chiến thắng.
Nếu không xảy ra – chúng ta cũng không mất quá nhiều. Cùng lắm là… không kiếm được nhiều tiền thôi.


Bạn có thể hỏi: “Chúng ta đâu phải Buffett?”

Đúng, Buffett là người chơi lớn.
Còn chúng ta là nhà đầu tư nhỏ lẻ.
Chiến lược có thể khác.
Nhưng tư duy – tư duy đầu tư đúng đắn – lại giống nhau.


Liệu những dự đoán của tôi có chính xác hay không?
Liệu chiến lược hiện tại có cần điều chỉnh?
Chúng ta sẽ cùng theo dõi và phân tích trong những video tiếp theo.

Vì thời gian có hạn, tôi xin kết thúc video tại đây.


Tôi chia sẻ kiến thức về làm giàu, kinh doanh và đầu tư để giúp bạn đạt được tự do tài chính.

Nếu bạn thấy video này hữu ích, đừng quên:

  • Nhấn theo dõi kênh

  • Bật chuông thông báo

  • Và chia sẻ cho những người bạn quan tâm

Tôi thật lòng chúc tất cả những ai đã like video này, sẽ sớm đạt được tự do tài chính.

Và nếu trong video hôm nay, chỉ cần một hoặc hai câu nói có thể giúp ích cho cuộc sống của bạn,
tôi đã cảm thấy mãn nguyện rồi.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bạn cũng sẽ thích

Back to top button